Hướng dẫn các hình thức nạp BHXu
App Cưa trai App Con Cóc là cậu Ông Trời
Tin tức

Áp dụng chuẩn mực thanh toán điện tử

10h58' | 01/09/2012

“Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ thì hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng Việt Nam không quá thua kém so với khu vực và thế giới. Nhưng để phát triển với quy mô như ở các nước thì còn khoảng cách khá xa“. Ông Đặng Mạnh Phổ (giám đốc ban công nghệ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV) nói:

Quy mô ở đây muốn nhấn mạnh đến số lượng người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) của ngân hàng còn rất hạn chế so với dân số. Ngay như việc sử dụng thẻ ATM, số liệu thống kê gần đây cho thấy còn đến hơn 80% số người dùng thẻ để rút tiền mặt, mới chỉ có gần 20% số người dùng thẻ ATM để chuyển khoản. Hoặc là nhìn vào ví tiền và thói quen của người dân VN cũng thấy điều này, sử dụng tiền mặt là rất phổ biến, còn thẻ vẫn nằm trong ví.

 

Lâu nay nhiều người cứ nghĩ thanh toán điện tử phức tạp lắm, vậy thì ngân hàng phải làm thế nào để nó càng đơn giản càng tốt, càng thuận lợi càng tốt.

* Vì sao chúng ta đi nhanh trong tiếp thu kỹ thuật, nghiệp vụ TTĐT, nhưng lại đi chậm trong việc mở rộng và phát triển lĩnh vực này trong xã hội?

 

- TTĐT có rất nhiều hình thức, trong đó có TTĐT liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử, các hình thức về dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (mobile banking)…

Nói về thẻ thì có rất nhiều loại như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng... Ngân hàng có thể đáp ứng khách hàng các dịch vụ, sản phẩm như nêu trên, nhưng bên cạnh các vấn đề thuộc về chuyên môn của ngân hàng, còn rất nhiều vấn đề khác cần được giải quyết nếu một nước muốn phát triển TTĐT. Trong đó có mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng dịch vụ TTĐT của ngân hàng, cũng như giữa các tổ chức, cá nhân đó với khách hàng của chính họ.

Ví dụ như ngân hàng đã sẵn sàng cho TTĐT, có thể thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, vé máy bay… và nhiều thứ hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Vấn đề là nhiều người không muốn dùng TTĐT thông qua ngân hàng, họ chỉ muốn mua bán bằng tiền mặt. Khi ai đó mua bán bằng tiền mặt thì về lý thuyết họ không bị kiểm soát doanh thu, kèm theo đó không bị kiểm soát về thuế…

Người đi mua hàng hiện nay cũng chưa có thói quen sử dụng hóa đơn đỏ, người bán hàng chắc cũng thích nhận tiền mặt, vì nếu TTĐT qua ngân hàng thì có thể lộ ra câu chuyện bán hàng không xuất hóa đơn (VAT).

* Người dân chưa hào hứng lắm với TTĐT phải chăng vì nó chưa thật sự tiện lợi? Ngân hàng sẽ làm gì để khách hàng tin tưởng mà sử dụng các dịch vụ TTĐT nhiều hơn?

- Ở Mỹ ăn một que kem cũng có thể thanh toán bằng thẻ, còn ở ta thì nhiều khi tôi đi mua sắm muốn thanh toán bằng thẻ mà không được. Vấn đề của các ngân hàng nước ta hiện nay là làm thế nào để đưa các dịch vụ, sản phẩm của mình đến được với người tiêu dùng. Nếu anh có sản phẩm tốt mà không tiếp thị tốt thì rất khó để khách hàng tiếp cận được. Bản thân các ngân hàng phải tìm mọi cách để không ngừng hiện đại hóa, đa dạng hóa và tăng cường tính tiện dụng của TTĐT.

Một vấn đề khác khi đề cập đến TTĐT là phải có giải pháp bảo mật để tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Thật ra đây là vấn đề chung với tất cả các ngân hàng, ví dụ trong dự án Internet banking và mobile banking của BIDV thì ngân hàng phải chi đến 1/3 kinh phí đầu tư cho bảo mật. Tăng cường bảo mật trong TTĐT là việc phải làm thường xuyên.

* Vừa qua các ngân hàng có đề nghị tăng phí ATM, liệu điều này có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người dân đối với loại hình dịch vụ này?

- Ngân hàng đầu tư rất nhiều vào hệ thống thẻ, ATM, POS… do vậy nếu đòi hỏi dùng miễn phí thì không công bằng. Dĩ nhiên thu phí là cần thiết nhưng cũng phải làm thế nào cho hợp lý, nghĩa là không được thu phí quá mức.

Nhiều ý kiến cho rằng hầu hết các ngân hàng đang áp dụng quy định số dư tối thiểu (buộc chủ thẻ phải để lại trong tài khoản ít nhất 50.000-100.000 đồng), theo đó các ngân hàng được sử dụng một lượng vốn (lãi suất thấp) tỉ lệ thuận với số thẻ phát hành.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đối với thẻ ATM thì khả năng quay vòng lượng vốn này là rất nhỏ vì số dư tối thiểu cũng như số dư khác đều không quá lớn (khách hàng thường không để nhiều tiền trong tài khoản), bản thân số vốn đó cũng được sử dụng làm tiền mặt để trong các ATM mà mỗi ATM cũng phải lên đến hàng trăm triệu đồng, rồi còn chi phí vận chuyển, kiểm đếm… số tiền đó nữa.

Do vậy, mức phí liên mạng 3.300 đồng được áp dụng từ năm 2007, đến nay nếu có nâng lên chút ít để phù hợp với tình hình trượt giá thì cũng có thể chấp nhận được. Còn đối với phí nội mạng thì không nên thu vì các nước cũng không thu loại phí này.

Tin tức đã đưa