Hướng dẫn các hình thức nạp BHXu
App Cưa trai App Con Cóc là cậu Ông Trời
Tin tức

Ví điện tử chờ thời

08h33' | 15/08/2012

Cả nước hiện có 28,6 triệu thẻ thanh toán với 90% là thẻ ATM, hơn 280.000 ví điện tử được phát hành. Nhưng 80% doanh số giao dịch qua ATM chỉ để rút tiền, các ví điện tử hoạt động chỉ để chờ thời.

 

Cả nước hiện có 28,6 triệu thẻ thanh toán với 90% là thẻ ATM, hơn 280.000 ví điện tử được phát hành. Nhưng 80% doanh số giao dịch qua ATM chỉ để rút tiền, các ví điện tử hoạt động chỉ để chờ thời.

 

Khách hàng đăng ký sử dụng MobiVí để mua các loại thẻ và thanh toán hóa đơn - Ảnh: T.T.D.

 

Đến cuối năm 2010, cả nước đã có 11.000 máy ATM, hơn 50.000 POS (Points Of Sale - điểm bán lẻ chấp nhận thẻ). Ví điện tử tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng nay cũng có hàng chục đơn vị cung cấp loại hình thanh toán này.

Cũng vướng chuyện Phí

MobiVí có hơn 100.000 khách hàng đăng ký sử dụng, trong đó hơn 30.000 khách hàng sử dụng thường xuyên. Họ đã có được hơn 200 website chấp nhận thanh toán qua dịch vụ ví, nhiều khách hàng dạng “ông lớn” như taxi Mai Linh, FPT, Viettel, chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, chuỗi cửa hàng bán lẻ G7Mart… Hiện tại, người dùng chủ yếu sử dụng MobiVí để mua các loại thẻ và thanh toán hóa đơn.

 

Ví điện tử là một tài khoản điện tử trung gian, kết nối với một tài khoản chính trong ngân hàng, chỉ chứa một lượng tiền mặt vừa đủ cho lần giao dịch, giúp người dùng mua sắm và đặt cọc hàng hóa trên mạng, trả phí các dịch vụ giải trí trực tuyến, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền - nhận tiền giữa các ví một cách an toàn…

Doanh số bán hàng trực tuyến của thegioididong.com và thegioidientu.com (hiện nay là dienmay.com) là 30 tỉ đồng/tháng nhưng chỉ có 5% là chuyển khoản, chuyển tiền bằng dịch vụ bưu điện, riêng ví điện tử gần như bằng 0%, 95% là thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng. Theo ông Đinh Anh Huân - phó tổng giám đốc Công ty CP Thế Giới Di Động, khách hàng vẫn không thích thanh toán trực tuyến nên đều lựa chọn đặt hàng trực tuyến nhưng thanh toán tiền mặt khi nhận hàng.

 

Để gầy dựng cộng đồng sử dụng ví, hầu hết các nhà cung cấp ví điện tử đều đi theo hướng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lớn như điện, nước, Internet, điện thoại… để thêm tiện ích thanh toán online. Tuy nhiên, với việc thanh toán hóa đơn, người dùng vẫn chuộng thanh toán thẳng bằng ATM hay dịch vụ Internet Banking của ngân hàng hơn việc đi đường vòng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang trung gian là ví để thanh toán. Nhiều tài xế taxi của Hãng Mai Linh cho biết họ không biết cách nhận thanh toán qua ví điện tử như thế nào và cũng chưa gặp khách hàng nào đề nghị trả cước bằng ví.

Hàng loạt ví điện tử đang có mặt trên thị trường như Payoo, MobiVí, Ngân Lượng, Bảo Kim, MoMo… đều có mức đầu tư cao, chi phí vận hành lớn, người dùng thực tế ít. Nhưng chừng ấy trở ngại không làm giảm sự lạc quan của các doanh nghiệp phát hành ví.

Theo ông Trần Việt Vĩnh - giám đốc kinh doanh ví Ngân Lượng, doanh thu chủ yếu của ví là phí giao dịch và triển vọng của lĩnh vực này rất lớn nên công ty sẽ đầu tư mạnh cho tương lai.  “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất nhiều, họ không đủ tiềm lực đầu tư cho đội ngũ giao hàng, thu tiền tận nơi nên sẽ rất cần trung gian, đây là cơ hội của chúng tôi” - ông Vĩnh nói.

Không chỉ ngại thanh toán qua đường vòng từ chuyển tiền vào ví rồi từ ví chuyển đến người bán hàng, điều khiến người dùng ngại khi sử dụng ví điện tử vẫn là khoản phí phải trả khi giao dịch. Thông thường, phí giao dịch của ví là 1% (thấp hơn rất nhiều so với phí giao dịch của thẻ tín dụng) nhưng nhiều người dùng vẫn thấy tiếc.

Trong một lần tài trợ cho chương trình từ thiện của Hiệp hội Thương mại điện tử phía Nam, chủ một trang web trong tốp đầu website rao vặt Việt Nam đã từ chối đề nghị chuyển 5 triệu đồng qua ví điện tử vì tiếc phí và cử nhân viên mang tiền mặt đến nộp.

Tiềm ẩn rủi ro

Từ tháng 6-2011, cổng thanh toán trực tuyến quốc tế Paypal đã trực tiếp tham gia thị trường Việt Nam. Các giao dịch trong nước có thể sử dụng cổng thanh toán này nhưng sẽ phải chịu mức phí giao dịch từ 3-3,9%. Paypal hiện hỗ trợ 24 loại tiền tệ nhưng chưa hỗ trợ VND, do vậy các giao dịch nội địa thanh toán qua Paypal vẫn phải chuyển thành ngoại tệ và chịu phí chuyển đổi tiền tệ từ 1-2% tùy theo loại thẻ thanh toán sử dụng. 

Nhưng theo các chuyên gia, ngoài những tín hiệu tốt, ví điện tử đang phát triển tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành ngân hàng và xã hội, vai trò của ngân hàng đối với hình thức này chưa được đề cao. Hiện vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng cho mô hình này như vốn pháp định của doanh nghiệp là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động của ví. Trong điều kiện đó, cộng đồng người tiêu dùng vẫn phải cùng nhau tự đánh giá và sàng lọc để chọn cho mình dịch vụ - sản phẩm có chất lượng và uy tín nhất. Và điều này thật sự không dễ.

Tin tức đã đưa